Phòng ngừa và điều trị viêm quanh implant

Trong thời gian qua, ngành nha khoa đã liên tục nỗ lực nghiên cứu và thực hành nhiều phương pháp điều trị khác nhau để  nâng cao hiệu quả việc tái tạo xương ổ răng tích hợp với Implant cũng như cải thiện thời gian phục hồi sau khi cấy ghép. Tuy nhiên cho đến hiện tại, trên thực tế vẫn có nhiều ca thất bại và các nhà nghiên cứu vẫn liên tục tiếp cách giải quyết.

Với vấn đề này, năm 1993, trong The 1st European Workshop on Periodontology (Hội thảo Châu Âu về nha chu đầu tiên) lần đầu tiên đã đưa khái niệm Peri-implant disease (Albrektsson & Isidor 1994) để nói về quá trình viêm nhiễm tổ chức xung quanh implant. Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành sau đó và đến Hội thảo Châu Âu về nha chu lần thứ 6, nội dung tổng thể về Peri-implant disease – viêm nha chu xung quanh implant (J Clin Periodontol 2008;35(suppl))

Peri-implant disease được chia thành 2 loại : peri-implant mucositis và peri-implantitis. peri-implant mucositis chỉ trạng thái viêm mô mềm mà không có tiêu xương xung quanh implant, peri-implantitis là tình trạng viêm có tiêu xương không thể phục hồi. Báo cáo cũng chỉ ra hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là yếu tố nhiễm trùng (bacterial factor) và yếu tố khớp cắn (occlusal factor) (Isidor 1994 & Kozlovsky 2007)

Điều trị quá trình viêm nha chu xung quanh implant không chỉ dừng lại ở việc loại bỏ phần viêm đã bị thương tổn xung quanh implant, ngăn chặn sự phát triển của ổ viêm, đưa tổ chức xung quanh implant trở lại trạng thái khỏe mạnh để implant có thể làm đúng chức năng vốn có, mà quá trị điều trị viêm nha chu quanh implant còn có mục tiêu là tái tạo lại tổ chức đã bị tổn thương.

Các phương pháp điều trị được sử dụng cho phương pháp này là phương pháp điều trị không phẫu thuật như điều trị bằng kháng sinh, nạo bằng sợi carbon hoặc nhựa dẻo, điều trị phẫu thuật cho mô mềm và mô xương xung quanh, và liệu pháp tái tạo cho mô xương bị mất xung quanh .

Trường hợp nang nha chu có chiều sâu trên 5mm và bị tiêu hơn 2mm xương thì cần phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, và tùy vào mức độ tiêu xương mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị viêm và tái tạo xương.

Khi lựa chọn phương pháp loại bỏ nang và tái tạo xương, cần phải xem xét dạng sinh học nướu (periodontal biotype) của bệnh nhân. Tùy vào dạng sinh học nướu mà sự tiến triển của quá trình viêm nha chu quanh implant sẽ khác nhau. Vì vậy mà chúng ta cần lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp do của mô mềm và lượng xương bị tiêu cũng khác nhau.

Phương pháp tái tạo tổ chức đã bị tổn thương sẽ được tiến hành sau khi xử lý sạch bề mặt implant bị nhiễm khuẩn, loại bỏ phần bị viên, sau đó dùng lần lượt hoặc đồng thời phương pháp cấy ghép xương và dùng màng sinh học.

Bằng các phương pháp điều trị này thì đã có nhiều ca lâm sàng cho thấy ít bị tái phát và đã tái tạo được phần nào lượng xương bị tiêu của bệnh nhân.

Vì vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu các ca lâm sàng minh chứng cho kết quả lâu dài sau qua trình điều trị cũng như cách loại bỏ mảng bám trong suốt quá trình quản lý, chăm sóc vùng đã cấy ghép implant.

GIỚI THIỆU VỀ DIỄN GIẢ

LÝ LỊCH  KHOA HỌC

  1. Bác sĩ Jeong Cheol Woong
  • Tốt nghiệp Chuyên ngành Nha Khoa, Đại học Quốc gia Chonnam
  • Hoàn thành chương trình chuyên ngành Nha chu, BV Đại học Quốc gia Chonnam
  • Tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Đại học Quốc gia Chonnam
  • Giáo sư chuyên ngành Nha Khoa, Đại học CNU
  • Báo cáo viên chuyên ngành Nha Chu học, Viện Hàn Lâm Hàn Quốc
  • Báo cáo viên Chương trình Nghiên cứu Nha Chu học và Implant tại MINEC
  • 2005-2006: Nghiên cứu sinh Chuyên ngành Nha Khoa, Đại học UCLA
  • Báo cáo viên trực thuộc học viện International Centric Guide (ICA)
  • Giám đốc của Gwangju Mir Dental Hospital tại Hàn Quốc
  • Giám đốc và nhà sang lập hãng KUWOTECH. Co.Ltd.
  • Chủ tịch Ủy ban Công nghiệp Vật liệu Sinh học thành phố Gwangju, Hàn Quốc

Công trình Nghiên cứu

OP Finder & Zirconia Prosthesis
  1. Tác giả: KIM Jong Chul, Jeong Cheol Woong, 2010 Narae Publisher

Short Implant

  1. Tác giả: Ryu Gyeong Ho, Jeong Cheol Woong, Pak Gwang Bum 2011 Narae Publisher
Peri-implant Disease & GBR
  1. Tác giả: Jeong Cheolwoong, 2011 Narae Publisher