Nâng xoang kín không giới hạn độ dày xương.

Đặt Implant vùng răng sau hàm trên, nơi thường xảy ra hiện tượng phì đại xoang hàm, là một trong những thử thách lớn đối với các nhà thực hành lâm sàng. Từ khi kỹ thuật nâng xoang nhằm tăng chiều cao sống hàm được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1975 bởi bác sĩ Hilt Tatum, đã có nhiều kỹ thuật cải tiến được đề xuất nhằm đơn giản hóa quy trình và giảm thiểu sang chấn hậu phẫu. 

Có 2 loại kỹ thuật nâng xoang cơ bản bao gồm nâng xoang hở hay nâng xoang trực tiếp, và nâng xoang kín hay nâng xoang gián tiếp. Kỹ thuật nâng xoang hở được khuyên dùng khi chiều dày xương còn lại dưới 5mm, tuy vậy kỹ thuật này ngoài đòi hỏi tay nghề cao của bác sĩ phẫu thuật, nó còn có nhiều yếu tố nguy cơ cao hơn so với nâng xoang kín. Chính vì điều này dẫn tới nhiều hạn chế trên lâm sàng khi quyết định loại kỹ thuật áp dụng trên bệnh nhân.

Cùng với sự cải tiến của thiết kế dụng cụ và những bằng chứng khoa học đã đưa đến một giải pháp nâng xoang kín trong mọi trường hợp. Một thủ thuật đơn giản, nhanh dễ thực hiện, và giảm thiểu sang chấn hậu phẫu sẽ giúp cải thiện hiệu quả công việc, chất lượng cuộc sống không chỉ của người Bác sĩ mà còn cả bệnh nhân. Nâng xoang kín và cấy Implant tức thì khi chiều dày xương chỉ còn 0.5mm đã không còn là việc bất khả thi. Các yếu tố khi lựa chọn dụng cụ, lựa chọn Implant cũng sẽ được giới thiệu sơ lược qua bài báo cáo này.

GIỚI THIỆU VỀ DIỄN GIẢ

 LÝ LỊCH KHOA HỌC

Thạc sỹ Bác sĩ Đỗ Thanh An

06/2013  : Bác sĩ Răng Hàm MặtĐại học Y Dược | Hochiminh city, Vietnam
06/2016  : Chứng chỉ Implant nha khoa Đại học Y Dược | Hochiminh city, Vietnam
06/2019  : Thạc sĩ khoa học nha khoaChina Medical University | 91 Xueshi, Taichung, Taiwan
04/2019  : Giải 3 – Nghiên cứu khoa học về Implant6th Annual Asia Pacific Academy of Implant Dentistry – APAID 2019
05/2019  : Thủ khoa Thạc sĩ nha khoa China Medical University | Taiwan
07/2019  : Tác giả hai bài báo trên tạp chí ISI – Q1- Một bài đã đăng trên: Clinical Implant Dentistry and Related Research- Một bài đang trong quá trình review: Journal of Clinical Medicine
08/2019  : Giải thưởng nhà khoa học trẻThe 9th World Congress on Bioengineering – WACBE 2019